Varnish Cache là gì ?


8/6/23      

Varnish là một ứng dụng mã nguồn mở (Open source) có tác dụng lưu lại bộ nhớ đệm của website bằng phương thức làm proxy trung gian giữa nội dung website gốc và trình duyệt, và Varnish sẽ tạo một bản cache ngoài frontend. Hãy hiểu đơn giản hơn là, mặc định các webserver sẽ sử dụng cổng 80 để gửi dữ liệu tới trình duyệt để người dùng đọc nó, nhưng khi sử dụng Varnish thì chúng ta sẽ muốn cho người dùng nhận các dữ liệu trong cache nên sẽ sử dụng Varnish làm cổng 80, còn dữ liệu website gốc sẽ được trả về một cổng nào đó mà Varnish sẽ nhận dữ liệu trực tiếp từ đó rồi lưu lại và gửi cho người dùng. Nhìn chung Varnish sẽ làm việc tương tự như việc sử dụng NGINX làm proxy cho Apache vậy nhưng Varnish là một ứng dụng cache nên sẽ làm việc đó tốt hơn và có tốc độ truy xuất tốt hơn.



Logo chính thức của Varnish

Tại sao lại sử dụng Varnish?

[PHP] Tìm hiểu về Phalcon Framework


6/6/23      

Giới thiệu

Ngày nay các ứng dụng Web đã trở nên phức tạp hơn, việc xây dựng chúng từ đầu sẽ rất mất thời gian và công sức. Bởi thế, rất nhiều PHP Framework được tạo ra với mục đích là thúc đẩy nhanh quá trình phát triển ứng dụng, giúp bạn tiết kiệm thời gian, tăng sự ổn định cho ứng dụng và giảm thiểu số lần viết mã cho lập trình viên. Từ các Frameworks đầy đủ các thành phần (Full-stack Frameworks) như: Laravel, Symphony, CodeIgniter… đến các Framework nhỏ (Micro Frameworks) chỉ dùng để viết các ứng dụng nhỏ và các API như Slim, Medoo… tất cả các Framework đều được giới thiệu như là dễ sử dụng, tốc độ cao, hoặc được tài liệu hóa tốt. Một trong số đó là Phalcon.



Phalcon là Framework mã nguồn mở, full-stack và được viết như là C-extension. Bạn không cần phải học ngôn ngữ lập trình C bởi các chức năng có sẵn đã được biểu diễn dưới dạng các lớp PHP để có thể sử dụng cho bất kì ứng dụng nào. Phalcon không chỉ giúp tăng tốc độ thực thi mà còn làm giảm việc sử dụng tài nguyên. Nó cũng được đóng gói nhiều tính năng như auto-loader, query language, template engine… cùng với sự phong phú về các ví dụ mẫu và tài liệu hướng dẫn rõ ràng giúp bạn tiếp cận và học tập một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Thay đổi múi giờ trong Apache và PHP


27/3/17      
Nếu bạn muốn hiển thị ngày giờ chính xác trong các tập tin log như: error.log, access.log and php_error_log...  của các phần mềm Apache, PHP, MySQL để có thể theo dõi tình trạng của hệ thống tốt hơn thì hướng dẫn sau sẽ giúp ích cho bạn:

10 Framework PHP tốt nhất cho lập trình viên


25/3/17      
PHP được cho là ngôn ngữ kịch bản phía máy chủ (server-side) phổ biến nhất hiện nay. Ngày nay, các nhà phát triển cần xây dựng các trang web và các ứng dụng web phức tạp và sẽ rất mất thời gian nếu họ phải thực hiện các bước ngay từ đầu. Chính vì thế, như một nhu cầu tự nhiên, PHP Framework ra đời để giải quyết điều này.
Trong bài viết này, chúng tôi đã chọn lọc ra 10 PHP Framework nổi tiếng nhất để hỗ trợ bạn trong quá trình phát triển web.

1. Laravel

Mặc dù Laravel là một PHP framework tương đối mới (được phát hành năm 2011) nhưng theo các khảo sát trực tuyến gần đây do Sitepoint phát hành thì đây là một trong những framework được các nhà phát triển sử dụng nhiều nhất. Laravel có một hệ sinh thái rộng lớn với một nền tảng triển khai và lưu trữ tức thời. Trang web chính thức của Laravel cung cấp nhiều hướng dẫn dưới dạng video được gọi là Laracasts.
Laravel có rất nhiều tính năng cho phép phát triển ứng dụng một cách nhanh chóng. Laravel có các Blade Templating Engine - đây là một templating framework tương tự như cách thức hoạt động của Smart Templating Engine, nó sử dụng các thẻ tùy chỉnh và các hàm để chia tách mã code tốt hơn. Laravel cũng có các elegant syntax trang bị cho các tác vụ mà bạn thường xuyên phải làm như xác thực, các phiên, hàng chờ, nhớ đệm... Ngoài ra, Laravel còn bao gồm một môi trường phát triển cục bộ được gọi là Homestead - đây thực chất là một hộp Vgrant box được đóng gói.

Thêm Widget các bài viết theo Label cụ thể trong Blogger


23/3/17      
Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn tạo một Widget trong Blogger hiển thị các bài viết trong một Label cụ thể. Nó sẽ giúp bạn thu hút người đọc về nội dung và thiết kế trong blog của bạn. Hình ở dưới là minh họa giao diện của Widget này:

Đầu tiên, bạn xác định Label nào bạn sẽ dùng để hiển thị. 

Cách thêm tổng số Bài viết / Bình luận vào Blogger


22/3/17      
Bạn có muốn hiển thị tổng số bài viết / bình luận trên Blogger của bạn? Nếu có, thủ thuật dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện điều đó một cách đơn giản. Bạn sẽ sử dụng JavaScript để hiển thị tổng số bài viết / bình luận có trên Blogger của bạn. Hình dưới đây là ví dụ tương tự của widget này:


Các bước thực hiện như sau:

Cài đặt Suhosin cho PHP trên Linux


21/3/17      
Suhosin là một hệ thống bảo vệ mã nguồn PHP mà nó hoạt động như một PHP module nhằm chống lại một số hình thức khai thác lỗ hổng thông qua các đoạn mã PHP. Ví dụ như nó sẽ có thể giúp bạn hạn chế các lỗ hổng SQL Injection hay Remote Attack, thêm một lớp bảo vệ trên một số hàm nhạy cảm trong PHP như mail(), eval(), preg_replace(), ngoài ra còn có rất nhiều tính năng khác mà bạn có thể xem tại đây.

Ở bài này, mình sẽ hướng dẫn cách cài Suhosin trên máy chủ Linux ở các hệ điều hành RHEL/CentOS và Ubuntu/Debian.

Giới thiệu

Website hướng dẫn các thủ thuật, cách cài đặt, cấu hình các phần mềm. Các thông tin công nghệ và hướng dẫn lập trình...

facebook.com/dung.phamtrung.9

phamtrungdung@gmail.com

Copyright © 2016. Cách cài đặt. Ghi rõ nguồn khi lấy tin từ trang này