CHMOD là gì ?


26/7/10      
Bạn hãy thử vào bất cứ diễn đàn thảo luận về thiết kế web nào, chắc chắn sẽ bắt gặp câu hỏi: “Thế nào là CHMOD?”. Thực ra không có gì phức tạp trong vấn đề này cả, nhưng dẫu sao để hiểu một cách thấu đáo về nó, chắc phần lớn trong số các bạn đều cần đến sự giúp đỡ. Chúng ta hãy bắt đầu bàn về nó nhé…

CHMOD – đó là phạm trù liên quan đến các files và thư mục, có chức năng chỉ ra cho server biết, ai có thể làm gì đối với file hay thư mục nào đó.

Chủ yếu CHMOD đưa ra các lệnh như quyền được đọc, viết vào file (hay thư mục), quyền thực hiện một công việc nhất định. Vì phần lớn các servers làm việc trên cơ sở hệ thống UNIX, nên chúng ta sẽ nghiên cứu về cách CHMOD chính cho các servers này.



Trên các hệ thống UNIX, người sử dụng được chia ra làm 3 nhóm: “user” (chủ nhân trực tiếp của các files), “group” (thành viên của nhóm mà người chủ nhân file có tham gia) và “world” (tất cả những trường hợp khác). Khi bạn kết nối với server, nó sẽ xác định xem bạn thuộc về nhóm nào.

Sử dụng Nginx và memcached để tăng tốc Apache trên Debian Lenny


11/1/10      
Trong bài viết này, tôi giới thiệu cách thức cài đặt Nginx kết hợp với memcached trên Debian "lenny" 5.0 nhằm tăng hiệu năng phục vụ của web server mà ở đây là Apache 2.2. Bài viết này là tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet và là bản ghi chép của tôi trong quá trình nâng cấp một web server thực tế có lượng truy cập lớn.
1. Giới thiệu

Gần đây, web server mà tôi quản lí (phi vụ lợi) có lượng truy cập tăng đột biến mà không phải vì bị tấn công. Tải (load) của server những lúc cao điểm thường lên ~40 trong khi chỉ có 8 cores phục vụ với 8GB RAM. Công việc tối ưu bắt đầu.


Chúng tôi chỉ có một server duy nhất nên web server, db server được đặt chung với nhau. Điều này là một bất lợi lớn. Nhưng không sao, chúng ta phải chấp nhận vì có một server tốt như thế để hoạt động phi vụ lợi là rất tốt rồi.

Hướng dẫn cài đặt Nginx, PHP trên CENTOS, REDHAT


     
Nginx (phát âm giống "engine x") là một máy chủ web (web server), proxy ngược (reserve proxy) và e-mail proxy (IMAP/POP3) nhẹ, hiệu năng cao, sử dụng giấy phép kiểu BSD. Nó có thể chạy trên UNIX, Linux, các dòng BSD, Mac OS X, Solaris và Microsoft Windows.

Bước # 1: Bật EPEL repo


ngnix mặc không được cài đặt trên hệ thống. Bật EPEL repo để có thể cài phiên bản nginx ổn định nhất:
# rpm -Uvh http://download.fedora.redhat.com/pub/epel/5/$(uname -m)/epel-release-5-3.noarch.rpm

Bước# 2: Cài đặt ngnix


Gõ dòng lện sau để cài nginx:
# yum install nginx

Cấu hình SSHd server dùng Private Key


8/10/09      
Test trên Distro CentOS
Client Windows XP dùng Putty client và Puttygen.

1. Cấu hình SSHD server
Mở file: /etc/ssh/sshd_config

Bỏ dấu # trước dòng

MaxAuthTries 3 -> Nghĩa là sau 3 lần không login thành công sẽ kick.

AuthorizedKeysFile .ssh/authorized_keys -> dùng key được thiết lập

PasswordAuthentication no -> dòng này rất quan trọng, không cho phép đăng nhập bằng password.



2.Gen và Addkey

Sau khi setup sshd dùng private key thì khi Client login với user nào nó sẽ check public key trong file .ssh/authorized_keys.

Ví dụ login root thì nó sẽ check trong /root/.ssh/authorized_keys.
Login LM thì nó sẽ check trong /<homedircủaLM>/.ssh/authorized_keys
và key của user đó phải có owner của user đó.

Rồi. Đơn giản genkey dùng Puttygen , sau khi gen xong, lưu ý PUBLIC KEY phải nằm trên file authorized_keys trên server, và ta save private key xuống máy client của chúng ta, nhớ set password.

Giới thiệu

Website hướng dẫn các thủ thuật, cách cài đặt, cấu hình các phần mềm. Các thông tin công nghệ và hướng dẫn lập trình...

facebook.com/dung.phamtrung.9

phamtrungdung@gmail.com

Copyright © 2016. Cách cài đặt. Ghi rõ nguồn khi lấy tin từ trang này