Coppermine là gì ?


29/06/2016      
Coppermine là một bộ sưu tập hình ảnh trực tuyến đa ngôn ngữ, trong đó có một tiết mục phong phú các tính năng độc đáo. Nó là phần mềm miễn phí có thể tải về và cài đặt dễ dàng.



Coppermine là một dễ sử dụng, đầy đủ tính năng web thư viện hình ảnh được hỗ trợ với một số lượng lớn các tính năng như thể loại, album, tính năng tìm kiếm, quản lý người dùng, hình vv Nó được viết bằng PHP với một hỗ trợ backend của MySql. Nó được cấp phép theo GNU GPL.Đó là một web gallery hình ảnh đa mục đích cung cấp hỗ trợ đa phương tiện đầy đủ và cho phép thế hệ của hình thu nhỏ kích thước và hình ảnh trung gian. Nó hoạt động khá nhanh trên Apache 2, UNIX, Win 32 hệ thống, vv Nó hỗ trợ sắp xếp hình ảnh vào thể loại, album và cho phép người dùng tải lên hình ảnh trên giao diện web.

Sử dụng Crontab trên Linux


27/06/2016      
1. Cron là gì?
Cron là một tiện ích cho phép thực hiện các tác vụ một cách tự động theo định kỳ, ở chế độ nền của hệ thống. Crontab (CRON TABle) là một file chứa đựng bảng biểu (schedule) của các entries được chạy.



2. Cron làm việc thế nào?
Một cron schedule đơn giản là một text file. Mỗi người dùng có một cron schedule riêng, file này thường nằm ở /var/spool/cron. Crontab files không cho phép bạn tạo hoặc chỉnh sửa trực tiếp với bất kỳ trình text editor nào, trừ phi bạn dùng lệnh crontab. Một số lệnh thường dùng:


crontab -e: tạo hoặc chỉnh sửa file crontab
crontab -l: hiển thị file crontab
crontab -r: xóa file crontab

7 lệnh hữu dụng cho mạng Linux


24/06/2016      
Mặc dù có thể quản lý các thiết lập mạng thông qua GUI trong hầu hết các phân phối Linux ngày nay, tuy nhiên các quản trị viên vẫn cần sử dụng thành thạo với các công cụ dòng lệnh. Với quan điểm đó mà trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số lệnh mang tính chọn lọc được lấy từ công cụ có trong các phân phối Linux phổ biến. Cần nhớ rằng, nếu bạn muốn có được thông tin đầy đủ về các công cụ và các tùy chọn của nó, hãy tham khảo trang “man” của nó: đánh man theo sau là tên công cụ. Khi đó bạn sẽ thấy xuất hiện một terminal.



50 câu lệnh Linux phải nhớ


     

  1. clear: làm sạch cửa sổ dòng lệnh

  2. ls tenthumuc: Liệt kê nội dung bên trong một thư mục

  3. cat tentaptin: Hiển thị nội dung của một tập tin lên cửa sổ dòng lệnh

  4. rm tentaptin: Xóa một tập tin

  5. cp taptinnguon taptindich: Sao chép một tập tin

  6. passwd: Đổi mật khẩu

  7. motd: Thông điệp của ngày

  8. finger tentruycap: Chương trình tìm kiếm thông tin người dùng

  9. startx: Khởi động X Window System server


    Tìm hiều về BitTorrent


    23/06/2016      
    Bạn đã từng nghe nói về BitTorrent, nhưng không biết chắc chắn đó là cái gì, có chức năng gì, hoạt động như thế nào và tại sao nhiều người sử dụng đến vậy? Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu và trình bày 1 số thông tin cơ bản về mô hình BitTorrent dành cho những người mới bắt đầu tìm hiểu và sử dụng torrent.

    Vậy BitTorrent là gì?

    Về cơ bản, BitTorrent là giao thức chia sẻ dữ liệu ngang hàng qua Internet, hoạt động dựa trên 1 mô hình được phân cấp rõ rệt. Tính độc đáo của mô hình này là khi bạn download 1 gói dữ liệu bất kỳ về máy tính từ những người chia sẻ trước đó, chính là bạn đã góp phần vào việc tối ưu hóa tốc độ. Hiện tại, BitTorrent đang là giao thức chia sẻ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới để truyền tải những file dữ liệu có dung lượng “khủng”, bởi vì mô hình này không hề làm quá tải các webserver download thông thường, khi mọi người tham gia vào mô hình này, họ đều tự nguyện chia sẻ bằng cách Send – gửi tín hiệu đi, và receive – nhận tín hiệu từ người khác, và do vậy sẽ ổn định hơn rất nhiều nếu so với việc tất cả mọi người đều tập trung download từ 1 server cố định.

    BitTorrent hoạt động như thế nào?

    Để hiểu rõ hơn về cơ cấu hoạt động của BitTorrent, các bạn hãy xem biểu đồ chức năng trên Wikipedia sau đây:


    Trong sơ đồ này, các bạn có thể thấy rằng những đường kẻ màu đỏ ở bên dưới tất cả 7 máy client đại diện cho mỗi tập tin dữ liệu nhất định, và mỗi màu bên cạnh tương ứng với 1 phần của tập tin đó. Sau quá trình chuyển dữ liệu từ hệ thống seed (ở dưới cùng), các phần riêng rẽ này tiếp tục được chuyển từ client này đến client khác. Các seeder (máy làm nhiệm vụ seed) chỉ cần gửi đi 1 bản copy hoàn chỉnh của file và tất cả các client khác đều nhận được bản copy này. Tiếp theo sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 1 số khái niệm khác như: Indexer, Tracker, Seeder và Leecher.

    Tên miền là gì?


         
    1. Domain name (Tên miền) là gì?

    Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Khác với cách tổ chức theo các cấp: nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ đặc biệt, rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông.





    Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit, tương đương 1 byte) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số.

    Tìm hiểu về máy ảo


    27/03/2016      
    Máy ảo cho phép bạn chạy các hệ điều hành khác nhau cùng với hệ điều hành hiện tại. Những hệ điều hành sẽ hoạt động như thể các chương trình trên máy tính. Máy ảo lý tưởng để kiểm thử hệ điều hành, như phiên bản Windows 8 mới ra hay các hệ điều hành Linux. Bạn cũng có thể sử dụng máy ảo để chạy phần mềm trên hệ điều hành mà chúng không tương thích, chẳng hạn như ta có thể chạy các chương trình cho Windows trên máy Mac bằng máy ảo.

    Mặt khác, người dùng có thể không phải trả bất kỳ chi phí nào vì có một vài chương trình máy ảo miễn phí rất tuyệt vời để trải nghiệm.
    Máy ảo là gì?

    Một máy ảo là một chương trình đóng vai trò như một máy vi tính ảo. Nó chạy trên hệ điều hành hiện tại - hệ điều hành chủ và cung cấp phần cứng ảo tới hệ điều hành khách. Các hệ điều hành khách chạy trên các cửa sổ của hệ điều hành chủ, giống như bất kỳ chương trình nào khác của máy. Đối với những hệ điều hành khách, máy ảo lại hiện diện như một cỗ máy vật lý thực sự.

    Phân biệt POP và IMAP


    18/03/2016      
    Nếu đã từng thiết lập một ứng dụng email thì chắc chắn bạn đã biết hai thuật ngữ POP và IMAP. Nhưng bạn có hiểu sự khác nhau giữa hai giao thức này và tác động của mỗi giao thức lên tài khoản email của mình như thế nào không? Bài viết sẽ giải thích sự khác nhau cũng như phương thức hoạt động của mỗi giao thức giúp người dùng chọn đúng giao thức tốt nhất cho nhu cầu sử dụng của mình.
    IMAP là viết tắt của Internet Message Access Protocol trong khi POP là viết tắt của Post Office Protocol. Nói cách khác, cả hai giao thức đều là giao thức email. Chúng cho phép người dùng đọc các email cục bộ bằng một ứng dụng trung gian như Outlook, Thunderbird, Eudora GNUMail hay Mail (Mac).
    Giao thức xuất hiện đầu tiên là POP. Giao thức này được tạo ra vào năm 1984 như là một phương tiện tải email từ một server đầu xa. IMAP được thiết kế năm 1986 để cho phép truy cập từ xa đến những email được lưu trên một server đầu xa. Về cơ bản, sự khác nhau lớn nhất giữa hai giao thức đó là POP tải email từ server về bộ nhớ cục bộ cố định trong khi IMAP để mail trên server và chỉ lưu đệm (lưu trữ tạm thời) email một cách cục bộ. Nói cách khác, IMAP là một dạng của lưu trữ đám mây.

    Giới thiệu và cài đặt MariaDB


    14/03/2016      
    I. Giới Thiệu 
    MariaDB là một nhánh của MySQL( một trong những CSDL phổ biến trên thế giới ), là máy chủ cơ sở dữ liệu cung cấp các chức năng thay thế cho MySQL. MariaDB được xây dựng bởi một số tác giả sáng lập ra MySQL được sự hỗ trợ của đông đảo cộng đồng các nhà phát triển phần mềm mã nguồn mở. Ngoài việc kế thừa các chức năng cốt lõi của MySQL, MariaDB cung cấp thêm nhiều tính năng cải tiến về cơ chế lưu trữ, tối ưu máy chủ.


    MariaDB phát hành phiên bản đầu tiên vào 11/2008 bởi Monty Widenius, người đồng sáng lập MySQL. Widenius sau khi nghỉ công tác cho MySQL (sau khi Sun mua lại MySQL ) đã thành lập công ty Monty Program AB và phát triển MariaDB.

    Tạo tin .ISO trên Linux


    02/11/2010      
    Các đĩa CD và DVD thường không bền, do đó bạn cần phải sao lưu chúng dưới dạng tập tin ảnh của đĩa (các tập tin .ISO). Bạn có thể tạo tập tin ảnh và lưu trữ chúng trên hệ thống của bạn để dễ dàng phân phối ứng dụng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu bạn các tạo tập tin ảnh (tập tin .ISO) trên Linux.

    Sử dụng các ứng dụng có giao diện đồ họa

    Bạn có thể sử dụng các ứng dụng có giao diện đồ họa để tạo các tập tin  .ISO như GnomeBaker hoặc K3b, nhưng nó nằm ngoài phạm vị bài viết này. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo tập tin .ISO mà không cần phải cài đặt thêm phần mềm nào khác.



    Sử dụng dòng lệnh để tạo tập tin ISO

    Trong Linux bạn có thể sử dụng công cụ có sẵn là dd để tạo tập tin .ISO. Đầu tiên cho đĩa bạn cần tạo tập tin .ISO vào ổ đĩa.

    Tạo tập tin ảnh (.ISO) của đĩa CD

    Bạn sử dụng lệnh:

    sudo dd if=/dev/cdrom of=cd.iso

    Giải thích các tham số:
    • sudo nghĩa là bạn thực thi lệnh dưới quyền quản trị.

    • dd nghĩa là Disk Dump (trích xuất từ đĩa)

    • if nghĩa là Input File (Tập tin đầu vào)

    • of nghĩa là for Output File (Tập tin xuất ra)

    Đợi cho đến khi dòng lệnh kết thúc, và tập tin .iso mới của bạn là cd.iso.

    Giới thiệu

    Website hướng dẫn các thủ thuật, cách cài đặt, cấu hình các phần mềm. Các thông tin công nghệ và hướng dẫn lập trình...

    facebook.com/dung.phamtrung.9

    phamtrungdung@gmail.com

    Copyright © 2016. Cách cài đặt. Ghi rõ nguồn khi lấy tin từ trang này