Chọn phần cứng để cài MacOS lên PC, Laptop


9/3/16      
Dưới đây là một số thông tin hữu ích khi bạn chọn mua laptop hoặc tự ráp cấu hình đề cài MacOS lên PC. Card đồ hoạ được xem là quan trọng nhất (vì nếu không hoạt động thì không thấy được màn hình hoặc hoạt động giật, xấu rất khó chịu).



CPU (Bộ vi xử lý)

Các dòng CPU Intel từ Core 2 Duo trở về sau được hỗ trợ tốt, hỗ trợ speedstep khá đầy đủ. Riêng các dòng cực cao cấp Sandy-E (SandyBridge với mã Core i7-3xxx) và Ivy-E (IvyBridge với mã Core i7-4xxx) sử dụng socket 2011 khó có thể kích hoạt speedstep (CPU luôn chạy hết công suất), nên các bạn cần xem xét khi mua dòng này.

CPU AMD có thể được sử dụng nhờ vào kernel AMD cho Hackintosh, nhưng chỉ một số dòng được hỗ trợ, thông tin chi tiết có thể xem tại topic chính. Kernel cho AMD thường hoạt động kém ổn định.

CARD ĐỒ HỌA TÍCH HỢP

Các card đồ hoạ onboard được hỗ trợ dễ dàng bao gồm:

HD Graphics trên CPU Core i đời đầu (phức tạp hơn)

HD3000 trên CPU SandyBridge

HD4000 trên CPU IvyBridge

HD4400 trên CPU Haswell Mobile

HD4600/5000/Iris trên CPU Haswell

Không hoạt động:

Intel MHD4500/X3100 trở về trước.

Intel HD Graphics trên CPU Pentium/Celeron thế hệ thứ 2 trở đi

HD 2000

HD 2500 (hiếm khi hoạt động)

HD 4400 Haswell Desktop

AMD 6400 Series

AMD 6500 Series

AMD 6900 Series

Lưu ý một số dòng laptop sử dụng CPU ES (Engineering Sample) hoặc dùng màn hình Samsung không thể kích hoạt được QE/CI.

CARD ĐỒ HỌA RỜI

Nếu như laptop bạn có card đồ hoạ rời + chế độ nVidia Optimus hoặc AMD Switchable Graphics, trong BIOS không có chế độ tắt card onboard thì máy bạn chỉ chạy được card onboard, xem mục trên để biết có hỗ trợ không.

Danh sách một số card đã test (M là card laptop):

nVidia 7000 Series

nVidia 8000 Series

nVidia 9000 Series

nVidia GT 200 Series

nVidia GT 400 Series

nVidia GT 500 Series

nVidia GT 600 Series

nVidia GT 700 Series ( tránh GTX 750 và GTX 750Ti vì sử dụng kiến trúc Maxwell chưa được Apple support )

nVidia GTX Titan ( bản Z chưa test )

nVidia Quadro 4000

nVidia GT 520M, 540M, 630M

nVidia GTX 675M

nVidia GTX 760M, 765M, 770M

nVidia NVS 3100M, 5200M

nVidia Quadro 1000M, 2000M

AMD 4000 Series

AMD 5000 Series

AMD 6600 Series

AMD 6800 Series

AMD 7750, 7770, 7870, 7950, 7970

AMD R7 200 Series ( chỉ sử dụng được trên 10.10 )

AMD R9 200 Series ( R9-290 phải flash sang R9-290X để sử dụng, R9-290X chỉ sử dụng được trên 10.10, riêng card của Sapphire không active được QE/CI )

AMD 4650M, 5470M, 7650M

RAM

2GB RAM là tối thiểu, 4GB RAM chạy mượt mà. Nếu chạy máy ảo hay nhiều chương trình thì nên nâng cấp lên 8GB RAM.

ÂM THANH (AUDIO)

Phần lớn các loại codec Audio trên máy có thể dùng VoodooHDA để sử dụng âm thanh, tuy nhiên âm thanh nghe không được hay cho lắm và đôi khi còn có lỗi. Để khắc phục nhược điểm này chúng ta có thể patch AppleHDA (cần kỹ năng nâng cao ). Sau đây là các codec có thể patch được:

ALC

IDT

VIA

Conexant

Cirrus Logic

MẠNG

Hầu hết các card mạng hiện tại đều được hỗ trợ trừ 1 số trường hợp sau:

Realtek 8169 (dùng được nhưng không ổn định vì hay kernel panic)

Ethernet Killer ( chỉ có Atheros Killer E2200 là dùng được ở thời điểm hiện tại, các brand khác chưa có giải pháp )

Card mạng không dây nếu không tương thích có thể mua card thay thế hoặc dùng USB thu sóng WIFI. Tuy nhiên có một số khuyết điểm như tốn pin, sóng yếu và có thể gây ra vấn đề với sleep. Một số wifi usb hỗ trợ:
- Tenda W311M, W311MI
- Cnet CQU 960
- Comfast CF-WU815, CF-WU810N

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giới thiệu

Website hướng dẫn các thủ thuật, cách cài đặt, cấu hình các phần mềm. Các thông tin công nghệ và hướng dẫn lập trình...

facebook.com/dung.phamtrung.9

phamtrungdung@gmail.com

Copyright © 2016. Cách cài đặt. Ghi rõ nguồn khi lấy tin từ trang này